Bài Phép thử và biến cố thuộc Giải Toán 11
Bài 1 (trang 63 SGK Đại số 11): Gieo một đồng tiền 3 lần.
a.Mô tả không gian mẫu.
b.Xác định các biến cố:
A:"Lần đầu xuất hiện mặt sấp"
B:"Mặt sấp xảy ra đúng một lần"
C: "Mặt ngửa xảy ra ít nhất một lần".
Lời giải:
a. Kí hiệu : S là đồng tiền ra mặt sấp và N là đồng tiền ra mặt ngửa
Không gian mẫu gồm 8 phần tử:
Ω = {SSS, SSN, NSS, SNS, NNS, NSN, SNN, NNN}
b.Xác định các biến cố:
A:"Lần đầu xuất hiện mặt sấp"
A ={SSS, SSN, SNS, SNN}
B: "Mặt sấp xảy ra đúng một lần"
B = {SNN, NSN, NNS}
C: "Mặt ngửa xảy ra ít nhất một lần".
C = {SSN, NSS, SNS, NNS, NSN, SNN, NNN}
Bài 2 (trang 63 SGK Đại số 11): Gieo một con súc sắc hai lần.
a. Mô tả không gian mẫu
b. Phát biểu các biến cố sau dưới dạng mệnh đề:
A: = {(6,1), (6,2), (6,3), (6,4), (6, 5), (6, 6)}
B: = {(2, 6), (6, 2), (3, 5), (5, 3), (4, 4), (1, 7), (7, 1)}
C: = {(1, 1), (2, 2), (3, 3), (4, 4), (5, 5), (6, 6)}.
Lời giải:
a. Không gian mẫu gồm 36 phần tử:
Ω = {(i, j) | i, j = 1, 2, 3, 4, 5, 6 }
Trong đó (i, j) là kết quả "lần đầu xuất hiện mặt i chấm, lần sau xuất hiện mặt j chấm".
b. Phát biểu các biến cố dưới dạng mệnh đề:
A = {(6,1), (6,2), (6,3), (6,4), (6, 5), (6, 6)}
- Đây là biến cố "lần đầu xuất hiện mặt 6 chấm khi gieo con súc sắc".
B = {(2, 6), (6, 2), (3, 5), (5, 3), (4, 4)}
- Đây là biến cố " cả hai lần gieo có tổng số chấm bằng 8".
C = {(1, 1), (2, 2), (3, 3), (4, 4), (5, 5), (6, 6)}
- Đây là biến cố " kết quả của hai lần gieo là như nhau".